Tính Đồng Hiện – Trên Sao, Dưới Vậy
Trên như nào, dưới như vậy – Đồng Hiện (Synchronicity)
Năm 1952, Jung xuất bản cuốn sách Synchronicity: an Acausal Connecting Principle ( Đồng Hiện: Nguyên tắc kết nối phi nhân quả). Khái niệm Đồng Hiện vượt lên hoàn toàn những thuyết nhân quả trên thế giới, hiện vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học tự nhiên. Jung tranh luận rằng những việc tình cờ xảy ra đồng thời (nói cách khác là cùng một lúc) không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, có lẽ tồn tại một sợi dây liên kết chặt chẽ nào đó giữa chúng.
Anthony Stevens kể về một trải nghiệm của Jung. Trong mơ ông bắt gặp một dáng hình với đôi cánh của loài chim bói cá. Jung muốn vẽ lại nhân vật trong giấc mơ để ghi nhớ được hình ảnh và rồi khi đang làm việc đó, ông phát hiện xác của một chú chim bói cá trong vườn nhà mình. Loài chim này rất hiếm gặp ở khu vực quanh Zurich. Tình huống lạ thường ấy trùng khớp với mối xúc cảm tinh thần mãnh liệt.
Có lẽ bạn cũng khá quen với những tình huống mà bản thân nghĩ rằng “Làm sao nó có thể chỉ là một sự trùng hợp cơ chứ!”. Bạn có thể vừa đọc xong một cuốn sách truyền tải những ý tưởng khác lạ và rồi đột nhiên quần chúng xung quanh tâm sự với bạn về những ý tưởng đó, và mấy tin bài trên TV, Internet đều nhắc về các khái niệm tương tự. Những sự trùng hợp như vậy xảy ra đồng thời, những hiển nhiên không có cái nào gây ra cái nào. Dường như chúng kết nối với nhau theo một cách khác.
Brigitte Hamann, một chiêm tinh gia người Đức, tổng kết hiện tượng này trong bài báo Đôi điều suy ngẫm về Chiêm tinh học, Đồng Hiện và Tiên Tri của mình như sau:
Một sự tình cờ nhất định xảy ra với một người nhất định ở mốc thời gian nhất định theo cái cách mà nó sẽ truyền tải ý nghĩa đặc biệt nào đó với cá nhân qua đó tiết lộ những mối liên kết trọng yếu trong cuộc sống. Bất kỳ người nào cùng quan sát sự tình cờ đó sẽ coi nó chỉ như một sự xuất hiện ngẫu nhiên không hề mang bất kỳ ý nghĩa nào. Với họ, không hề tồn tại mối liên kết đồng bộ nào với sự kiện, và vì vậy không có nghĩa lý gì.
Chiêm tinh học dựa trên học thuyết về đồng hiện. Sự ảnh hưởng của những vì sao không hề tồn tại theo ý nghĩa nhân quả, không có gì là nhân quả ở đây hết. Chiêm tinh học “hoạt động”, nếu đó làm một từ chuẩn, theo cái cách được khắc trên “Tabula Smaragdina[2]”:
Cái gì ở dưới cũng phù hợp với cái có ở trên
Cái gì ở trên cũng phù hợp với cái có ở dưới
Để rồi phép màu của đấng toàn năng được làm trọn
Ai đó có thể nói rằng vũ trụ được phản ánh theo cách riêng. Vì vậy việc đưa ra các kết luận đối với những sự kiện trên trái đất căn cứ vào các chòm sao trên thế gian này tốt hơn hết là có thể đi.
Như Liz Greene đã nói: Vị trí của khoảng trời ở một thời điểm nhất định còn phản ánh tính cách của bất kỳ ai sinh ra vào thời điểm ấy thông qua việc phản ánh các tính chất của giây phút hiện tại […] Không có cái nào gây ra cái nào, tất cả đều đồng thời, phản chiếu lẫn nhau.
Không còn nghi ngờ về gì khái niệm mở rộng của đồng hiện, bởi nó không đơn giản chỉ xem xét một cá nhân và mối quan hệ của cá nhân đó với môi trường tiếp xúc. Trên thực tế, nó nhìn mọi thứ trong vũ trụ như thể tất cả được nối liền với nhau theo cách nào đó đầy ý nghĩa. Quan điểm cho rằng tồn tại mối liên kết chặt chẽ giữa những hiện tượng xảy ra đồng thời rất phổ biến trong chiêm tinh học và trong học thuyết đồng hiện của Jung.
[2] Bản khắc lục bảo của Hermes Trismegistus mô tả 13 chỉ dụ giải thích bản chất và nguồn gốc của vũ trụ cũng như vai trò của con người trong sự kết hợp giữa yếu tố vi mô và vĩ mô, xuất hiện lần đầu vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 8.
Ảnh: Groundswell mural by Chris Soria