Các Loại Hình Tâm Lý
Các Loại Hình Tâm Lý
Có lẽ bạn khá quen thuộc với kiểu tình huống mà khi bạn chia sẻ về đôi điều theo cách đầy khách quan và lý trí thì thằng bạn lại có vẻ phản ứng đầy xúc động và bị tổn thương. Hoặc có lúc nào bạn bị cô vợ sống thực tế đến phũ phàng chọc điên lên khi đang ngồi mộng mơ hão huyền?
Hiện tượng gần như không thể hiểu nổi nhưng đầy thú vị này khá là phổ biến. Bất chấp những đặc tính cá nhân, con người “cho phép mình” được phân chia thành các nhóm nhất định.
Carl Jung lý giải hiện tượng này bằng việc phân chia con người thuộc bốn loại hình tâm lý. Theo như học thuyết của ông, cái tôi nhận thức phân biệt bốn dạng thức tri giác chính được bộc lộ khác nhau và mạnh mẽ, không ít thì nhiều, trong từng cá thể, cụ thể là bốn chứ năng: lý trí, tình cảm, giác quan và trực giác. Ta có thể chia thành hai cặp đối chọi: lý trí và tình cảm, khác nhau về mặt duy lý (cách đánh giá, phán xét sự vật); trực giác và giác quan. Cặp này đều thực hiện chức năng phi lý trí, chúng không đánh giá mà đơn giản chỉ ghi lại sự vật. Tất nhiên không phải cả bốn chức năng đều bộc lộ mạnh ngang nhau trong mỗi cá nhân. Chức năng này sẽ có xu hướng thống trị trong khi chức năng kia dường như “kém phát triển”. Để thực sự trở thành một khối tổng thể, cá nhân nên cố gắng phát triển cả bốn chức năng nhận thức và chuyện đó không dễ dàng chút nào. Jung viết trong cuốn Psychological Types (Các loại hình tâm lý) của ông rằng:
Chúng ta đều hiểu một con người chẳng bao giờ là thứ gì đó trong phút chốc, cũng không bao giờ là hoàn thiện. Con người luôn phát triển những đặc tính không có lợi cho nhau và rồi sự trọn vẹn sẽ chỉ là giấc mộng hão huyền.
Trong chiêm tinh học, 12 chòm sao hoàng đạo được quy về các nguyên tố: khí, nước, đất và lửa. Liz Greene coi bốn nguyên tố này là cột trụ trong chiêm tinh học. Chúng cho ta biết lối tư duy nổi trội của một con người. Nếu lá số tử vi của một cá nhân được nhóm lửa thống trị, chiêm tinh gia sẽ gọi người đó là fire type – người nhóm lửa. Hình thức tri giác dễ thấy là “sôi nổi”, tương ứng với mẫu người trực giác trong học thuyết của Jung.
Khí – Kiểu lý trí
Kiểu lý trí có chức năng lý trí lấn át. Họ suy xét thế giới theo cách đầy duy lý, phân tích sự vật dựa trên những định luật thuộc logic của Aristoteles và đánh giá chúng với hệ tiêu chuẩn khách quan. Kiểu người này có xu hướng phân nhóm các hiện tượng trong môi trường mình sống. Họ cũng khá giỏi trong việc đưa ra hoặc chấp nhận lời phê bình, đúc rút các kết luận và tìm kiếm bằng chứng.
Theo cách nhìn của chiêm tinh học, chức năng này được phản ánh trong các chòm sao thuộc nhóm khí tức Song Tử, Thiên Bình, và Bảo Bình. Liz Greene chỉ ra trong cuốn Relating (Các mối quan hệ) rằng nguyên tố khí là nguyên tố duy nhất không được đại diện bởi các loài vật trong hoàng đạo. Song Tử và Bảo Bình mang biểu tượng con người còn Thiên Bình là công cụ đo lường khách quan. Bà viết:
Khí là nguyên tố mang tính người tiêu biểu, tách biệt nhất với bản chất bản năng; và nó chính là vương quốc loài người, thứ đã phát triển hoặc có lẽ là phát triển quá mức chức năng lý trí như một món quà to lớn trong vòng 200 năm qua.
Nếu trong lá số tử vi có hơn một hành tinh hoặc cung mọc rơi vào chòm sao thuộc nhóm khí, cá nhân đó sẽ quan sát môi trường xung quanh thông qua óc biện luận. Họ hứng thú với cuộc đàm đạo của lý lẽ, không phải của cảm xúc. Với nguyên tố khí mang tính trội, chức năng tình cảm thường “kém phát triển”. Họ cảm thấy đưa ra quyết định chỉ dựa vào bản năng sâu xa hoặc chấp nhận những tiêu chuẩn chủ quan là chuyện thật khó khăn. Đồng thời, thể hiện tình cảm và phản ứng theo cảm xúc cũng chằng dễ dàng gì.
Cần phải nhấn mạnh rằng không có chức năng nào tự nó tốt hơn chức năng nào. Cả bốn loại chức năng đều mang những tính chất cẩn thiết cho sự nhận thức toàn diện và đánh giá thế giới. Việc một cá nhân phát triển quá mức chức năng lý trí mà bỏ qua những chức năng khác sẽ dẫn đến tình cảm lạnh nhạt, thiếu trí tưởng tượng và mất cân bằng.
Nước – Kiểu tình cảm
Kiểu người tình cảm là đối cực của một nhà tư tưởng, chiếu theo câu nói “trái dấu hút nhau”, những người thuộc hai nhóm này thường say mê nhau. Cũng giống với chức năng lý trí, Jung coi chức năng tình cảm là “duy lý”. Nó khác với “duy lý” trong chức năng lý trí ở chỗ chức năng tình cảm đánh giá hoàn cảnh và con người theo tiêu chuẩn cảm xúc. Nhóm này rất nhạy cảm với các kiểu tâm trạng và bầu không khí.
Trong chiêm tinh học, lá số tử vi của kiểu người tình cảm sẽ có sự lấn át của những chòm sao thuộc nhóm nước là Cự Giải, Bọ Cạp và Song Ngư. Tất cả các chòm sao này tiếp cận môi trường quanh họ qua hệ quan điểm theo cảm xúc. Nhóm nước thường phản ứng theo tình cảm thay vì những tranh cãi lý lẽ. Điều quan trọng nhất với họ là hạnh phúc cá nhân, của chính mình cũng như người khác. Có thể kể ra khả năng trực giác, lòng trắc ẩn, sự thấu cảm là những đặc tính tiêu biểu của Cự Giải và Song Ngư.
Một cá nhân chịu sự ảnh hưởng lấn át của nguyên tố nước được phú cho tư tưởng cởi mở với khía cạnh trong vô thức, đối ngược với nhóm khí. Giấc mơ và sự tưởng tượng mang ý nghĩa đặc biết với những người này. Ví dụ như Bọ Cạp thường được thúc hợp đặc biệt với những khía cạnh thuộc bản năng và đen tối trong cuộc sống.
Một cá nhân nếu phát triển chức năng cảm xúc quá mức, họ có nguy cơ rút lui hoàn toàn khỏi thế giới “tầm thường” của những suy nghĩ. Họ bị những nguồn lực chủ quan điều khiển và không hề chấp nhận bất cứ lý do nào là thước đo hợp lệ. Mặc dù phản ứng của kiểu người thuộc nhóm nước với những tình huống cá nhân hầu như là chính xác và phù hợp (Liz Greene) nhưng việc chấp nhận tầm quan trọng của logic, lý lẽ với họ vẫn cần được lưu ý.
Đất – Kiểu giác quan
Kiểu giác quan trong học thuyết của Jung đại diện cho một trong hai dạng của nhận thức phi lý trí. “Phi lý trí” ở đây không hề mang nghĩa hạ thấp hay phỉ báng, rằng đó là điều mà chúng ta bị xúi giục làm khi chịu sự điều khiển của suy nghĩ. Đơn giản chỉ là chức năng này không đánh giá sự vật. Một cá nhân đạt được sự hiểu biết khi anh ta sử dụng những giác quan của mình, tin vào vào những gì đã thấy, nghe, chạm, nếm thử, và ngửi. Ai đó sẽ gọi anh ta là người theo thuyết duy thực trong những kiểu người sống hoàn toàn thực tế.
Trong chiêm tinh học, giác quan được đại diện bởi các chòm sao thuộc nhóm Đất là Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết. Họ quan tâm đến những thứ “thực tế” hoặc “cụ thể”. Họ “nắm lấy” mọi thứ, theo đúng nghĩa đen của từ này. Một người thuộc nhóm đất chọn lựa những tác nhân kích thích trong môi trường sống của mình và phân loại chúng. Họ thực tế và điềm đạm. Vật chất và những thứ hữu hình là lĩnh vực của họ. Đó là khía cạnh mà người thuộc nhóm đất khá giỏi và có khả năng phán đoán tuyệt vời rằng điều gì là thiết thực và thích hợp.
Kiểu người này có thể tin tưởng vào giác quan của mình mà không hề bận tâm cân nhắc xem liệu nó có ý nghĩa thực sự gì không. Xét đến khía cạnh liên quan đến bản chất ý nghĩa, họ dường như không được cởi mở như anh bạn đối nghịch, nhóm trực giác. Có một ví dụ như sau: Hai người ở hai nhóm này cùng nhau đi qua một khu rừng. Trong khi người thuộc kiểu trực giác tán dương sức mạnh biểu tượng của mẹ thiên nhiên thì anh chàng thuộc kiểu giác quan lại đo đếm những cái cây, cân nhắc giá trị của chúng để thiết kế đồ đạc trong nhà.
Một cá nhân chỉ nhìn ra được những thứ vật chất rất dễ mất đi mối liên kết với tập thể. Nếu hỏi người đó giá trị cuộc sống là gì, có lẽ anh ta chỉ nhún vai một cái. Được bao quanh bởi sự vật, họ không quan tâm xem ý nghĩa của chúng là gì. Vì vậy, người thuộc nhóm này có thể bị khuyến rũ bởi người thuộc nhóm trực giác, theo lối tiêu cực hoặc tích cực. Để tinh thần và và tâm hồn không bị hao mòn, họ phải mở rộng quan điểm về thực tế bằng việc lưu tâm đến bản chất ý nghĩa của sự vật.
Lửa – Kiểu trực giác
Trực giác là thế mạnh của kiểu người này. Họ cũng được coi là phi lý trí giống như kiểu giác quan theo nghĩa không mang chức năng đánh giá. Thế nhưng khác với kiểu giác quan ở chỗ, nhận thức của kiểu trực giác dựa trên những khái niệm trí óc và tinh thần. Họ lĩnh hội kiến thức không nhờ tổng hợp và sắp xếp các dữ kiện mà nhờ nhận thức phát sinh “nổ ra” trong vùng ý thức.
Lửa là nguyên tố của kiểu trực giác trong chiêm tinh học với các chòm sao thuộc nhóm này bao gồm Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã. Những người có chòm sao thuộc nhóm lửa chiếm ưu thế có xu hướng dễ bị kích động. Sự tự nhiên trong họ là thứ ai cũng biết. Bạch Dương nổi bật với lối hành động đẩy mọi thứ qua một bên. Sư Tử được nhắc đến với tính thẳng thắn thật thà và sự gần gũi. Với Nhân Mã nổi trội bản đồ, ta có những con người trải nghiệm thế giới với cái nhìn xa xôi, hư ảo.
Một cá nhân với chức năng trực giác thống trị có nguy cơ bị hạn chế bởi những sự thật thực tế phũ phàng. Nếu trong cơn say mê, họ bỏ qua các giới hạn của vật chất, năng lượng tinh thần sẽ bị khuyết thiếu. Sự tận tụy và khả năng nhìn xa trông rộng khiến họ bỏ quên những thứ hiển nhiên. Khi ấy tầm nhìn tốt cũng sẽ bị kẹt lại đầy dang dở trong thế giới của tâm trí.
Á thần Prometheus mang ngọn lửa đến cho loài người cũng chính là nguồn gốc tinh thần của họ. Thế nhưng nếu không sử dụng lửa một cách thiết thực, nó sẽ trở nên vô ích và biến mất không chút dấu vết. Hiểu theo cách này, tránh để bản thân bị tách biệt trong khía cạnh tinh thần không phải chuyện quan trọng với những người thuộc nhóm lửa. Thứ họ cần nhớ đó là coi trọng và vun đắp cho chức năng đối nghịch tức giác quan và chủ nghĩa hiện thực.
Ảnh: Four Elements by DixFirebone