Cấu Trúc Bản Đồ Sao Cá Nhân
1.
Các thông tin liệt kê ở hình chữ nhật bên trên các vòng tròn là các thông tin về người có lá số, ngày tháng năm sinh, nơi sinh. Dòng màu đỏ cho biết loại biểu đồ và dạng sao hạn hay sao lưu sử dụng trong tính toán và hiển thị trên lá số.
2.
Lá số chiêm tinh với giờ sinh chính xác đến phút và có tham khảo tọa độ nơi sinh là 1 biểu đồ hình tròn gồm 4 vành đai. Vành ngoài cùng để hiển thị các sao lưu và sao vận trong trường hợp người lấy lá số có nhu cầu và chọn hình thức hiển thị này.
Kế tiếp là 12 cung hoàng đạo, gồm 12 phần hình rẻ quạt bằng nhau, mỗi phần rộng 30 độ, được tính từ 0 độ tới 30 độ theo chiều ngược kim đồng hồ. Tên gọi riêng của các cung Hoàng Đạo lần lượt là:
Kế tiếp là 1 vành để hiển thị các sao trên lá số nguyên thủy, đó là tọa độ các hành tinh có thật trên bầu trời vào thời điểm người có lá số ra đời, hoặc tổ chức có lá số được thành lập, sự kiện có lá số ấy phát sinh… Cuối cùng là 12 hình rẻ quạt không bằng nhau tạo ra bằng 6 đường thẳng, đánh số từ 1 đến 12, đó là 12 cung địa bàn (nhiều trang mạng hiện nay dịch là nhà)
Mỗi cung địa bàn có một nóc cung, bắt đầu từ kí hiệu AC là nóc cung số 1, theo chiều ngược kim đồng hồ, theo vị trí các đường thẳng cắt với 12 cung hoàng đạo, ta có nóc cung số 2, nóc cung số 3,… Mỗi cung địa bàn quản chiếu 1 lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống của cá nhân, còn các nóc cung biểu thị kiểu ý thức của cá nhân về lĩnh vực đó, cũng tức là phần can thiệp có ý thức của cá nhân vào lĩnh vực mà cung địa bàn đề cập. Khi 1 hành tinh nằm xa các nóc cung, hoạt động mà nó mô tả thường không được cá nhân sử dụng 1 cách có ý thức. Khi phán lá số người khác, nếu thấy thân chủ bỗng đần mặt ra không hiểu thầy đang nói gì thì đây chính là 1 trong các khả năng. Không thể xác định chính xác tọa độ 1 nóc cung nếu không có giờ sinh chính xác đến phút và tọa độ nơi sinh.
3.
Phía dưới các vòng tròn là 3 cấu trúc:
Một hình gần vuông lớn, một biểu đồ bậc thang và một hình chữ nhật nhỏ. Hình gần vuông lớn gồm 2 đến 3 cột, tùy theo người cắt lá số có yêu cầu xem sao lưu và sao vận hay không. Cột thứ nhất là tên và kí hiệu chiêm tinh của các hành tinh bằng tiếng Anh, các biểu tượng này, khi hiển thị trên lá số sẽ kèm theo con số nhỏ ghi bên cạnh cho biết tọa độ của hành tinh trên cung hoàng đạo, với mỗi cung được tính từ 0-30 độ theo chiều ngược kim đồng hồ. Trên biểu đồ 3 cột ở minh họa, các tọa độ thật của lá số gốc này hiển thị ở cột thứ 2. VD, Moon, 20 Can 52’42” là mặt trăng ở 20 độ 52 phút 42 giây của cung cự giải (Cancer) Cột 3 hiển thị tọa độ của các sao lưu (transit) hoặc sao vận (progressed) theo nguyên tắc tương tự, chỉ hơi khác là tên các cung Hoàng Đạo được thay bằng kí hiệu chiêm tinh của nó cho gọn. Hai dòng ở dưới cùng của biểu đồ gần vuông này cho biết tọa độ một số nóc cung địa bàn. Đây là thông tin có nhiều ý nghĩa khi tính vận.
Biểu đồ bậc thang ở dưới cùng là bản tóm tắt các tương tác sao trên lá số nguyên thủy. Số liệu cho các tương tác sao này tính bằng cách đo góc tạo ra khi nối vị trí của tâm biểu đồ với tọa độ của 2 sao cần tính. Các góc 60 (kí hiệu hoa thị), 120 (hình tam giác đều) biểu thị sự hợp tác thuận lợi về năng lượng. Góc 0 (hình cái gáo) thể hiện sự lẫn lộn chức năng của các hành tinh do chúng bị đồng thời sử dụng. Các góc 90 (hình vuông) xung đột và cần thời gian để học cách biến chúng thành bổ trợ, 180 (cái còng số 8) xa lạ nhưng có thể bù khuyết cho nhau, 45 (hình cái nêm), 135 (hình vuông có móc) thể hiện sự bài xích về năng lượng. Các kí hiệu Q, bQ là các năng lượng nghe thì có vẻ lạc quẻ nhau nhưng cá nhân lại biết cách làm bọn nó hợp tác tốt đẹp, đi vào thực tế, nó thường thể hiện năng khiếu thiên phú (nhưng bạn đừng tưởng bở, năng khiếu thiên phú chưa chắc đã là cái gì to tát vĩ đại chấn động thiên hạ đâu) Ngoài ra còn có 2 kí hiệu nửa hoa thị biểu thị góc 30 độ và 150 độ. Con số nhỏ ghi bên cạnh kí hiệu góc là sai số góc, nếu nó bằng 0, tức là 2 hành tinh đạt góc chính xác như kí hiệu, nếu nó có dấu -, ta phải trừ bớt đi con số đó mới ra góc thật, nếu không có dấu mà chỉ có con số, ta phải cộng thêm con số mới ra góc thật. Sai số góc càng nhỏ thì ảnh hưởng của góc chiếu càng mạnh.
4.
Biểu đồ chữ nhật nhỏ còn lại là bảng phân nhóm các hành tinh trên lá số theo 4 nguyên tố và 3 trạng thái, tùy theo cung hoàng đạo mà các hành tinh trú đóng vào. Cần một kinh nghiệm tương đối về các hành tinh và cung hoàng đạo mới có thể dùng tốt biểu đồ này.
Trong đó:
Nhóm theo 3 trạng thái: |
C – Cardinal, cốt yếu, khởi nguyên. Năng lượng của một nguyên tố ở dạng đơn thuần nhất, không quá mạnh nhưng có đặc trưng rõ ràng và đáng chú ý. Ở trạng thái có được sự phát triển đồng đều cả 4 nguyên tố thuộc nhóm này thì nó biểu hiện cho năng lực lãnh đạo. |
F – Fixed, ổn định. Năng lượng của một nguyên tố ở trạng thái ổn định nhất, mạnh mẽ, khó thay đổi. |
M – Mutable, linh hoạt. Năng lượng của 1 nguyên tố ở trạng thái bất ổn định, biến hóa và hay thay đổi. |
Nhóm theo 4 nguyên tố: |
F – Fire, lửa. Đặc trưng là rõ ràng, nhiệt tình, sôi nổi, chủ động |
A – Air, khí (gió). Đặc trưng là linh hoạt, biến hoá và tương tác, có khuynh hướng để ý quan tâm tìm hiểu sự tương tác giữa các đối tượng và các vấn đề |
E – Earth, đất. Đặc trưng là cụ thể, thiết thực, chắc chắn. |
W – Water, nước. Đặc trưng là hướng nội, cảm thông, thấu hiểu. |
5.
Đọc kỹ hơn trong phần phân tích về 12 cung địa bàn để hiểu và nguyên lý phân chia này. Việc phân chia này đặt trên 2 cơ sở:
+ Cung đêm: Vùng mà các năng lượng biểu đạt ra một cách thụ động, cá nhân không cần cố gắng để có thể biểu đạt chúng.
+ Cung ngày: Vùng mà các năng lượng biểu đạt ra 1 cách chủ động, cá nhân phải hạ quyết tâm, dốc sức ra để có thể biểu đạt chúng.
+ Bán cầu Đông: Vùng mà các năng lượng biểu đạt ra theo ý muốn chủ quan, chỉ vì cá nhân muốn thế, thích thế, cảm thấy thế.
+ Bán cầu Tây: Vùng mà các năng lượng biểu đạt ra theo điều kiện khách quan, cá nhân có động cơ, lý do bên ngoài tác động nên mới làm như thế.
Theo phép chia này, AC là cực điểm của sự chủ quan. DC là cực điểm của sự khách quan. IC là cực điểm của sự thụ động. MC là cực điểm của sự chủ động.