Thần Thoại La Hầu – Kế Đô
Theo thần thoại Ấn Độ, La hầu – Kế đô (Rahu – Ketu) có nguồn gốc như sau: Một lần, thần và quỷ liên kết với nhau để tìm bảo vật dưới đáy biển – mà trong đó quý giá nhất phải kể đến thuốc trường sinh. Khi thuốc được vớt lên, thần Vishnu (1 trong ba vị thần tối cao của Ấn giáo) liền biến thành một cô gái xinh đẹp, với mục đích làm lũ quỷ phân tâm để các thần độc chiếm nước trường sinh. Nhưng, có 1 con quỷ tên Rahu không bị trúng kế (tâm trí nó đổ hết vào lọ nước rồi). Nó cải trang thành thần để được uống thuốc trường sinh và ngồi giữa 2 thần là Mặt trăng và Mặt trời.
Khi lọ nước được truyền tới, Rahu vội vã uống ngay. Chính lúc đó, nó bị thần Mặt trời và Mặt trăng phát hiện. Hai thần liền báo cho thần Vishnu, và thần Vishnu đã chém đứt đôi người Rahu – đầu 1 nơi, thân 1 nơi. Nhưng vì bất tử rồi nên Rahu không chết. Cái đầu vẫn tên là Rahu, thân thì được gọi là Ketu. Cũng vì bị anh trời, chị trăng “mách lẻo” nên Rahu ôm hận, suốt ngày tìm cách nuốt 2 anh chị, tạo nên hiện tượng thiên thực. Nhưng vì chỉ có đầu, phía dưới rỗng nên chỉ sau 1 thời gian ngắn là hai anh chị liền chui ra.
Như vậy, La hầu gắn với hình tượng có đầu mà không có thân, Kế đô: có thân mà không có đầu.
Không có thân thì thiếu sự thực hành. Tại khu vực La hầu, ta có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng đều theo lối lý tưởng hóa (ideal), xa rời thực tế, thậm chí từ trên trời rơi xuống. Kiểu là iem vẫn mơ, và luôn mơ, nhưng mà iem không biết phải làm như thế nào (La hầu tay chân không có, làm bằng răng…). Cũng vì không bị ràng buộc bởi thân xác (khả năng thể chất – physical ability của mỗi người là khác nhau) nên ý tưởng không bị giới hạn bởi chuẩn nào cả (không làm, chỉ nghĩ thôi nên gần như không mệt), nó có thể bắt đầu lại bao nhiêu lần cũng được.
Ngược lại, ở Kế đô, không có đầu tức thiếu mất tầm nhìn, định hướng. Mọi sự diễn ra “như 1 thói quen”, cháu rất thuần thục, quen tay nhưng *hình như là* mất não (não bên La hầu rồi). Làm này làm kia để phục vụ cho mục đích cao xa gì thì chịu không trả lời được. Nên ở đó gần như là không có sự phát triển, tiến bộ *công việc chân tay mà… :-s*. Cũng không có gì gọi là ước mơ, hoài bão. Mọi thứ cứ đi vào lối mòn, mà làm nhiều thì chán.
Ngoài ra, La hầu-Kế đô vốn từ 1 thể tách ra nên tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng. Thuộc cùng 1 trục nên tụi nó cùng nói về 1 chủ đề – ví dụ: trục 2-8, chủ đề tài sản/giá trị; trục 3-9, chủ đề học hành. Nên cách duy nhất để phát triển bản thân là tìm cách cân bằng, dung hòa 2 đứa lại với nhau – dùng kinh nghiệm, sự quen tay ở Kế đô để kéo điểm cho La hầu, giúp đạt được lý tưởng cao đẹp ở La hầu.