Sao Thổ Trong Thiên Văn Học

SAO THỔ TRONG THIÊN VĂN HỌC.
Trải qua hàng trăm thế kỉ, sao Thổ vẫn duy trì một đặc tính mà ít hành tinh nào có thể bì kịp. Đó chính là các vành đai xung quanh nó (khoảng 5 đến 6 vành tính đến 1980). Trong chiêm tinh, các vành đai này được xem là sự xác nhận những nguyên tắc về khả năng kiềm chế của tuýp người sao Thổ. Không chỉ có thế, chúng còn tượng trưng cho giới hạn mà bản thân họ dựng nên, cũng như những định kiến mà xã hội áp đặt lên họ. Tuy nhiên, sao Mộc cũng có 1 vành đai như thế bao quanh, sao Thiên Vương có khoảng 11, thậm chí sao Hải Vương cũng có tận 4 vành đai. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Liệu một trong các hành tinh ấy có lấy đi nét đặc trưng trong chiêm tinh của sao Thổ – hành tinh của những giới hạn? Câu trả lời là hầu như không nhé! (Tuy nhiên, điều này có thể cho thấy rằng, đặc tính của sao Thổ có ảnh hưởng đến các hành tinh khác).
Vì sao ta có thể đưa ra kết luận như thế? Đơn giản vì vành đai của sao Thổ là duy nhất và thậm chí còn hơn thế nữa. Tháng 11-1980, chuyến tàu Voyager 1 đã mang lại một bằng chứng khoa học về sao Thổ: nó có gần 1000 vành đai bao quanh (Ở đây, chúng ta đang nói một cách nghiêm túc về biểu tượng của tính hạn chế). Trên thực tế, sao Thổ có hàng ngàn vành đai nhỏ bao quanh thay vì chỉ có 6. Chúng cùng nhau tạo nên những âm hưởng tuyệt vời – điều này càng khẳng định vai trò người nắm giữ thời gian của sao Thổ. Thêm một điều khá thú vị nữa là các vành đai này trông có vẻ chắc chắn nhưng lại không rõ nét lắm bởi chúng được tạo nên từ hàng triệu tiểu vệ tinh khác. Một trong những vành đai này được gọi là vành F – hình thành bởi nhiều hạt bụi nhỏ, mảnh quấn quanh nhau theo hiệu ứng đường viền. Hiệu ứng này gần giống như sao Thổ – hành tinh có liên quan mật thiết đến các kiểu liên kết.
Tuy nhiên vẫn có một số vành đai không thể tự liên kết được như những vành còn lại, khiến chúng trông như bị lõm vào trong. Ngoài ra còn một số điểm tối có hình que nhọn làm các nhà thiên văn học bối rối vì họ chẳng mấy khi đưa ra ý kiến rằng chiếc “trục” này là dạng vật thể rắn hay là khoảng trống bên trong vành đai. Một điểm khác biệt nữa là vành đai càng ở trong cùng thì chuyển động càng nhanh so với bên ngoài. Về mặt lí thuyết, sự luân chuyển vi sai này sẽ giữ cho vành đai nguyên vẹn theo đúng hình dạng của chúng. Tuy nhiên, với sao Thổ thì không như vậy. Tại sao tất cả các vành đai luôn gắn kết với nhau trong một thời gian dài kể cả những chiếc trục bí ẩn của chúng nữa? Và vâng, câu trả lời cho mọi thứ chính là sao Thổ mà chúng ta đang nói đến.
Ba vệ tinh mới được phát hiện bởi tàu vũ trụ Voyager 1, nâng số lượng vệ tinh xung quanh sao Thổ lên đến 15 tính tới năm 1980. Đến 1993, số lượng này đã đạt tới con số 18 và bên cạnh đó vẫn còn nhiều vệ tinh chưa được xác định. Điều ngạc nhiên là hai trong số các vệ tinh này không chỉ có cùng quỹ đạo mà còn nằm chung trên một vành đai – nó khiến các nhà thiên văn học tự hỏi rằng làm sao chúng có thể như thế trong khi đáng ra phải va chạm với nhau. Có vẻ như liên kết ở những vành đai khá vững chắc. Và một trong hai vệ tinh này nằm ở ngoài rìa của vành đai F – một vành đai kì lạ nằm ở ngoài cùng. Bởi vì quỹ đạo của cả hai vệ tinh ấy đều nằm trên vành F nên hẳn là sẽ có tác dụng gì đó với điểm đặc biệt này. Một khám phá đáng chú ý khác liên quan đến “đốm trắng” vĩ đại ở bán cầu Nam của sao Thổ (ồ không! sao Thổ bị mọc “mụn” sao? Không thể chứ? Theo lí thuyết thì Ma Kết luôn có một làn da hoàn hảo mà!) Nếu đốm đỏ khổng lồ của sao Mộc được xem như cơn bão lớn ập đến suốt 3 thế kỉ thì đốm trắng của sao Thổ cũng được xem là một phiên bản nhỏ gọn hơn. Cũng đúng thôi, tại sao chúng ta phải lãng phí không gian chứ?
Có lẽ tất cả phát hiện thiên văn này sẽ cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và hiện đại hơn về sao Thổ – đây cũng là điều dễ đoán trước được. Tất nhiên, vẫn còn một số người cho rằng khám phá về điểm tối, các vòng tròn lõm, cũng như những đường không theo quỹ đạo (giống như bị chia tách) phản ánh sự thiếu hoàn mĩ vẫn còn ẩn sâu trong sao Thổ và từ đó ảnh hưởng đến con người ở một số cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận rằng góc nhìn mới này rất thú vị. Cả sao Thổ và sao Mộc đều có vô số vệ tinh lớn nhỏ bao quanh. Cả hai đều là các hành tinh tượng trưng cho nhu cầu và chuẩn mực của xã hội. Có lẽ vô số các vệ tinh vây quanh sao Thổ chính là khẳng định cho khả năng gánh vác trách nhiệm từ riêng đến chung. Thêm nữa, hai vệ tinh chủ yếu và gắn liền với sao Thổ chính là biểu tượng của tính tự kiềm chế. Dường như sao Thổ chẳng thể buông bỏ quyền lực và sự kiểm soát của bản thân đối với những thứ trong tầm tay mình.
Dịch: Trà Giang