Sao Kim và Tấm Gương Thái Độ
Sao kim phụ trách thái độ của chúng ta, mà nó như một tấm gương phản chiếu vậy. Nếu bạn tỏ thái độ lồi lõm, đối phương cũng dễ bị kéo theo và tỏ thái độ lồi lõm trở lại với bạn; nếu bạn tỏ thái độ tốt thì đối phương cũng khó mà bày tỏ thái độ xấu với bạn được. Ngược lại thì cũng thế, bạn dễ vì thái độ của đối phương không tốt mà khiến bạn cũng phản ứng bằng cách tỏ thái độ không tốt tương đương; và bạn dễ vì đối phương tỏ thái độ tốt với bạn mà bạn khó lòng đối xử lạnh lùng dứt khoát để bày tỏ quan điểm – thế mới gọi là phản chiếu.
Ở năng lượng cấp 1, sao kim phụ trách phản chiếu thái độ của kẻ khác (chủ quản Thiên Bình), và phụ trách bày tỏ thái độ để đảm bảo an toàn cho thân thể (chủ quản Kim Ngưu). Kiểu như thấy tên kia có thái độ hung hăng, bản năng sinh tồn bỗng dấy lên phản ứng “fight or flight” để đảm bảo an toàn cho mình. Hậu quả là khi đứng trước cơn nóng giận nào đó, mình thường có phản ứng rất tự nhiên là tức giận ngược lại, chống trả, bỏ chạy hoặc trừng phạt kẻ đấy. Tìm hiểu thêm phần này tại video này: https://youtu.be/
Mọi chuyện sẽ khác đi khi bạn chủ động bày tỏ thái độ phù hợp cho mỗi tình huống khác nhau, bất chấp đối phương có cư xử thế nào với bạn.
Ví dụ đối phương là dạng frenenemies (tức là ngoài mặt cư xử tốt nhưng sau lưng lại luôn tìm cơ hội chơi xấu mình), nhưng mình vì thấy nó có thái độ tốt mà không nỡ dứt khoát bày tỏ quan điểm chấm dứt hành vi độc hại của nó, lâu dần mình bị nó đâm sau lưng đến khổ sở không chịu nổi.
Hoặc đối phương là người mình rất yêu quý, nhưng vì nó đang khổ sở trong lòng nên nó dễ cáu bẳn với người xung quanh. Khi thái độ cáu gắt đó của nó trút lên mình, mình dễ phản ứng bằng cách quát tháo nó ngược trở lại, dù trong lòng hiêu là nó cũng đang khổ lắm nhưng vì mình quen với việc phản ứng quá nhanh rồi nên chưa làm chủ cảm xúc của bản thân được.
Cho nên một người dùng sao kim tốt, là tận dụng được năng lượng cấp 2 trở lên cấp 3.
Ở cấp 2, sao kim chủ quản song tử – thái độ của tao là để thông báo cho mày biết tín hiệu từ tâm trí mà tao mong muốn mày hiểu (như lúc tao nổi giận thì nên hiểu là tao hỏng hài lòng với việc này rồi á), nghĩa là đối diện với người khổ đau thì mình sẽ không cáu gắt ngược lại vì mình hiểu họ đang khổ và mình muốn họ biết mình rất yêu thương họ nên mình phát tín hiệu là mình đang bình tĩnh ở cạnh họ đây cho dù họ đang rất cáu kỉnh mất bình tĩnh. Tại vì nếu bạn yêu họ mà bạn lại quát vào mặt họ những câu chữ tồi tệ thì làm sao họ nhận được tín hiệu là bạn đang yêu họ? Ngược lại, với một kẻ có hành vi gây hại đến bạn, mà thái độ ve vuốt của nó khiến bạn vẫn mềm lòng bỏ qua thì có phải là càng ngày nó càng gây hại đến bạn nhiều hơn không? Lúc này bạn cần một thái độ dứt khoát để chấm dứt hành vi gây hại đó của nó, không vì cái mác “người dễ thương” mà ngại ngùng bày tỏ quan điểm rõ ràng vì sợ là lúc tức giận mình sẽ mất xinh, không còn hoà đồng đáng yêu )). Mình thích khái niệm “tức giận đích đáng” của Aristotle – tức là nên bày tỏ sự tức giận như là một dấu hiệu thông báo đã đến lúc mày nên chấm dứt hành vi gây hại này với tao.
Lên cấp 3 thì sao kim chủ quản ma kết – thái độ của tao là do tao quản, không do thằng nào quyết định. Best của bậc năng lượng này cần phải kể về một kinh điển liên quan đến Phật. Rằng hồi đó có một bác tìm đến Phật chỉ để giết Ngài, bác ý bước vào nhà Phật với một thái độ tức giận ngùn ngụt sẵn sàng vung búa lên bất cứ lúc nào. Phật vẫn bình tĩnh hỏi chuyện
– Này bác, có chuyện chi ta ngồi xuống thảo luận
Bác ý vì nghe nhiều người cảnh báo hong nên nghe Phật nói chuyện vì dễ bị xuôi theo, nên quyết không ngồi xuống. Phật vẫn từ tốn hỏi (chứ chúng ta mà rơi zô hoàn cảnh đó chắc là cuống cuồng chạy trốn hoặc tìm thứ chi đó để đánh trả ngược lại rồi, hoặc sẽ chửi ông nọi đó mài vô duyên quá zô nhà tao kiếm chiện )))
– Tôi muốn hỏi anh một câu, khi khách vào nhà anh thì họ có mang quà đến không?
Bác này ngạc nhiên quá, sao bác đang nổi giận thế mà Phật vẫn bình tĩnh hỏi một câu hỏng liên quan thế kia. Mà vì văn hoá bên Ấn là khách đến nhà chơi luôn mang theo quà, nên kiểu câu hỏi này hiển nhiên thế mà hỏi làm chi. Bác bèn cáu kỉnh đáp
– Dĩ nhiên là có
Phật lại hỏi
– Vậy nếu anh không nhận món quà đó, thì nó thuộc về ai?
Bác này lại ngạc nhiên hơn, một câu hỏi dễ đáp thế mà
– Vẫn của người khách
Phật lúc này mới ôn tồn giảng giải
– Đúng là vậy, anh vào nhà tôi mang theo món quà của sự tức giận, tôi không nhận nó, nên nó vẫn là của anh.
Thế là bác này bị cảm hoá luôn ))
Đấy là năng lượng kim bậc 3 đấy ạ )) tôi không vì thái độ của anh mà thay đổi quyết định về lối hành xử của tôi. Thế mới là tự do tự tại chứ.
Một bậc thánh khác đã đạt được mức năng lượng này cần phải kể đến đó là Chúa Jesus:
“38 Các con có nghe nói, ‘Mắt đền mắt, răng đền răng.’ [j] 39 Nhưng ta bảo các con: Đừng chống trả kẻ ác. Nếu ai tát má bên mặt, đưa luôn má bên trái cho họ. 40 Nếu ai kiện các con ở tòa để lấy áo trong, hãy cho họ lấy luôn áo ngoài. 41 Nếu ai ép các con đi một dặm [k] với họ, đi luôn hai dặm. 42 Ai xin gì thì hãy cho họ. Ai muốn mượn gì thì đừng từ chối.”
Lý do là vì khi bạn phản ứng với cơn tức giận, nỗi giận chất chồng nỗi giận dữ. Nhưng khi bạn chủ động nhường một bước, đối phương sẽ khựng lại và theo thói quen sẽ phản chiếu thái độ của bạn. Lúc này thái độ của bạn là bình tĩnh thì đối phương khó mà hành xử mất bình tĩnh được thêm. Hoặc là họ sẽ dịu xuống như bạn, hoặc là họ bỏ đi. Đằng nào thì bạn cũng có lợi )) vì không bị cơn nóng giận đấy làm bạn khổ nữa.
Cho nên, túm lại, luyện sao kim tức là rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh, độc lập về mặt cảm xúc trong mọi tình huống