Nhập Môn Chiêm Tinh Học
Nhập Môn Chiêm Tinh Học
Đã bao giờ bạn ngước nhìn bầu trời đêm quang đãng, cảm nhận sự kỳ diệu của hằng hà sa số các ngôi sao lấp lánh và rồi tự hỏi mình có chăng tồn tại một ý nghĩa đặc biệt sau những chòm sao ấy? Trong suốt chiều dài của lịch sử, con người đã ngắm nhìn bầu trời đêm và tin rằng ẩn chứa trong đó là những bí ẩn đầy mê hoặc. Khá lâu trước khi kính viễn vọng được phát minh, tức là loài người chưa nhận thức được những vì tinh tú thực sự có ý nghĩa gì, chúng ta cũng đã cảm nhận được tầm quan trọng của chúng bằng cách này hay cách khác. Với con người, những vì sao xinh đẹp và huyền diệu đến mức ắt hẳn phải có một thông điệp nào đó ẩn sau ấy.
Sự tò mò của nhân loại về những vì sao đã đặt nền móng cho chiêm tinh học. Vô số bản ghi chép về những nghiên cứu trong chiêm tinh đã được các nhà khảo cổ học khai quật trong đống đổ nát của hầu hết các nền văn minh cổ đại, từ Hy Lạp đến Babylon cho tới Trung Hoa và Rome. Đây chính là môn khoa học cổ xưa nhất trên thế giới.
Các chiêm tinh gia quan sát thấy dường như hầu hết các ngôi sao đều dịch chuyển quanh bầu trời cùng với nhau, duy chỉ có một vài kẻ sáng chói chọn con đường tách biệt với đồng loại. Chúng được gọi là những “kẻ lang thang”, cũng chính là các hành tinh theo cách gọi ngày nay. Trái cầu xanh của chúng ta là một hành tinh. Mỗi hành tinh di chuyển theo vòng tròn, tức là theo một quỹ đạo, quanh một ngôi sao thực sự – Mặt trời. Trái cầu đỏ ấy cùng với tập hợp các hành tinh tạo nên hệ Mặt trời. Chiêm tinh gia xác định được năm “kẻ lang thang” và ngày nay, những hành tinh ấy được biết đến với tên gọi từ thời cổ xưa: Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh. Đó cũng chính là tên của các vị thần mà nhiều chiêm tinh gia cổ đại tin rằng đại diện cho các hành tinh. Trong vòng hai trăm năm đổ lại đây, ba hành tinh đã được khám phá thêm và mang tên của những vị thần cổ đại theo cách đặt của các chiêm tinh gia hiện đại: Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Diêm Vương tinh. Một số tin rằng vẫn còn các hành tinh khác trong hệ Mặt trời sớm muộn gì cũng sẽ được phát hiện.
Cùng với những vì sao và hành tinh, các chiêm tinh gia còn quan sát được Mặt trăng cũng băng qua bầu trời. Từ lâu ta đã biết rằng hiện tượng đó là do Mặt trăng di chuyển quanh Trái đất theo quỹ đạo riêng của mình. Mặt trời cũng vậy, mọc lên nơi đằng Đông và lặn xuống nơi đằng Tây. Trong trường hợp này ta ý thức được Trái đất mới thực sự di chuyển, nó mất hai tư giờ đồng hồ để hoàn thành một vòng quay trong không gian. Khi một phần Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời, đó sẽ là ban ngày và nếu không thì sẽ là ban đêm.
Các chiêm tinh gia ghi lại tất cả những gì họ biết về sự dịch chuyển của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất. Ngày nay nghiên cứu chiêm tinh lại được tiếp tục với sự giúp sức của khoa học vũ trụ là những kính thiên văn khổng lồ. Chiêm tinh học chính là cha đẻ của thiên văn học hiện đại.
Ngày nay ta phân biệt Chiêm tinh học với Thiên văn học. Trong khi giới thiên văn say mê tìm tòi những kiến thức khoa học về hệ Mặt trời thì các chiêm tinh gia hiện đại lại nghiên cứu mối liên kết giữa sự dịch chuyển của các hành tinh với cuộc sống con người. Giới chiêm tinh cổ đại cho rằng các hành tinh thực chất chính là những vị thần cai quản cuộc sống nhân loại. Ngày nay lý lẽ đó đã bị bác bỏ nhưng dẫu vậy, chiêm tinh gia hiện đại vẫn tin rằng quan hệ giữa Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh khác với cuộc sống của con người là một sự dây dưa đầy lôi cuốn.
Nào, bây giờ chúng tay hãy bắt đầu tìm hiểu Chiêm tinh ngay với bước đầu tiên là tạo lập bản đồ sao cá nhân cho bản thân nhé!