Hiểu Về Góc Chiếu Của Hành Tinh
Sự tương tác mạnh mẽ giữa nhiều nguồn sinh lực sẽ được biểu hiện ở mức độ cá nhân thông qua “góc chiếu” trong biểu đồ sinh. Đó là góc tạo giữa các hành tinh hoặc tạo giữa Cung mọc hoặc Thiên đỉnh với hành tinh. Góc chiếu được gọi là “dòng lực” giữa các trung tâm năng lượng (hành tinh) khi nói về năng lượng được thể hiện trên biểu đồ. Trong biểu đồ sinh, góc chiếu sẽ được đo theo vòng tròn 360 độ. Quyển sách này tập trung nói về những góc chiếu hay được sử dụng nhất, mỗi góc cách nhau 30 độ. Tôi gọi tất cả những góc này là “góc chính yếu” và chúng thực sự đáng tin cũng như là lời giải thích rõ ràng. Ở nhiều quyển sách khác, thuyết toán về góc chiếu đã được giải thích nhiều, cho nên chúng ta sẽ không nhắc lại nữa. Chương này sẽ cung cấp hướng dẫn để bạn đọc có được hiểu biết thiết thực về cách diễn giải góc chiếu trong biểu đồ.
Góc chiếu được phân theo hai nhóm:
Góc chiếu SÔI ĐỘNG hoặc THÁCH THỨC: gồm có góc vuông (90 độ), góc đối (180 độ), bất đồng vị (150 độ) và thỉnh thoảng, còn có thể là góc trùng tụ (0 độ) hoặc bán lục hợp (30 độ) tùy vào sự hòa hợp giữa hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo. Những góc chiếu này tương ứng với các căng thẳng tinh thần mà ta phải trải qua, đồng thời thường gợi nhắc về những hành động nhất định hoặc ít nhất là về sự tiến triển trong nhận thức ở lĩnh vực được chỉ ra. Mặc dù khái niệm “không hài hòa” (cũng được hiểu là “gay go” hoặc “tồi tệ”) có rất nhiều người viết về chiêm tinh dùng ám chỉ những góc chiếu này, nhưng nó có thể gây hiểu lầm, vì một cá nhân có thể phát huy các biểu hiện của trạng thái tương đối hài hòa khi sử dụng nguồn năng lượng này bằng việc đảm đương trách nhiệm, công việc hoặc những thử thách cần một nguồn năng lượng với cường độ cực lớn được phóng thích. Những góc chiếu thử thách cho thấy năng lượng tham gia (và theo đó là cả những chiều hướng trong cuộc sống của cá nhân có góc chiếu như vậy trong biểu đồ) không bị tác động bởi sự hài hòa. Chúng thường can thiệp vào biểu hiện của một người và tạo ra căng thẳng cho nguồn năng lượng, như thể là hai luồng năng lượng nằm trong trạng thái đối nghịch, tạo nên thứ vẻ ngoài bất ổn và cuồng nộ. Tuy nhiên, sự cuồng nộ và bất ổn này có thể khiến cá nhân phải bắt tay giải quyết vấn đề. Ví dụ như, góc chiếu sôi động giữa sao Thủy và sao Hỏa có thể biểu thị cho sự bất nhẫn (sao Hỏa) trong giao tiếp (sao Thủy), sự nỗ lực quá sức (sao Hỏa) cho việc học (sao Thủy), xu hướng khăng khăng quyết đoán (sao Hỏa) một ý kiến hay quan điểm (sao Thủy), hệ thần kinh luôn phản ứng cùng sự bực tức, bản tính quá gay gắt, v..v. Nhưng, nếu sự bực tức và căng thẳng bên trong được kiềm chế, điều khiển, những người như thế sẽ có khả năng tập trung hơn để nỗ lực đạt được mục tiêu học tập và phát triển các kĩ năng đặc biệt cần sự tư duy cao độ. Mối quan hệ hành tinh như vậy sẽ được phản ánh qua sơ đồ sau:
Góc chiếu HÒA HỢP hoặc SUÔN SẺ: bao gồm góc tam hợp (120 độ), góc lục hợp (60 độ), và có thể là góc trùng tụ (0 độ) (tùy vào hành tinh) hay góc bán lục hợp (30 độ) (tùy vào sự hòa hợp giữa các hành tinh và nhân tố của dấu hiệu hoàng đạo kèm theo). Những góc này tương ứng với năng lực, tài năng tự nhiên, các cách hiểu và biểu cảm được cá nhân sử dụng, phát triển một cách dễ dàng. Chúng hình thành nên nguồn vốn vững chắc và đáng tin mà con người có thể trông cậy vào bất kì lúc nào. Mặc dù cá nhân có thể muốn đặt nhiều nỗ lực và tập trung vào những góc sôi động hay thách thức hơn trong cuộc sống, nhưng hãy nhớ rằng, góc chiếu suôn sẻ cũng thể hiện tiềm năng để phát huy những tài năng dị biệt. Tuy nhiên, trái với góc chiếu sôi nổi, chúng phần lớn biểu lộ trạng thái đang tồn tại và sự hòa hợp tự nhiên cùng thiên tính với những biểu hiện của tư tưởng thoải mái; trong khi góc chiếu sôi nổi lại chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi nhờ nỗ lực, hành động chỉ dẫn, và sự phát triển những cách thể hiện bản thân mới. Góc chiếu hòa hợp cho thấy rằng năng lượng (và theo đó là hai chiều hướng của cá thể tồn tại) có sự dao động hài hòa và vì thế những dòng năng lượng đó sẽ củng cố sức mạnh lẫn nhau trong mỗi người, tương tự như hai luồng sóng cùng hòa nhập và kết hợp thành một biểu hiện thống nhất của nguồn năng lượng phức hợp. Ta cùng nhìn lại ví dụ về sao Thủy và sao Hỏa, góc chiếu hòa hợp giữa hai hành tinh này cho thấy một sự tự động hòa hợp giữa hai nguồn năng lượng có thể tạo ra sức mạnh tinh thần, khả năng tự bảo vệ quan điểm, hệ thần kinh thép, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực. Có thể coi trí thông minh của sao Thủy đã dẫn đường cho sao Hỏa tự khẳng định bản thân, đồng thời sao Hỏa tiếp thêm năng lượng cho sự nhận thức và ngôn ngữ nói của sao Thủy. Mối quan hệ như vậy có thể được hình dung:
Một điều quan trọng là mỗi góc chiếu cần được đánh giá dựa trên bản chất của hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo liên quan. Có vài dẫn chứng đáng xem xét là, trong nhiều trường hợp, một số góc tam hợp sẽ tương ứng với tình trạng lãng phí hoặc rắc rối, mặc dù theo truyền thống thì những góc chiếu này luôn mang lại điều tốt đẹp. Ví dụ như góc tam hợp sao Thiên Vương thường thấy trong biểu đồ của những người cực kỳ tự kiêu, không thể nào cộng tác và mắc hội chứng “biết tuốt”, dẫn đến độ phấn khởi về niềm yêu thích của họ tăng nhanh quá trớn khiến họ cực kỳ thiếu kiên nhẫn với người khác. Ngược lại, góc sôi nổi là biểu tượng cho nguồn năng lượng được biểu hiện với sự tập trung cao độ, uy quyền, sự sáng tạo, mặc dù đôi lúc chúng cũng cho thấy xung đột cùng nhiều vấn đề (hai biểu hiện này có thể diễn ra đồng thời). Nếu chúng ta bắt đầu nhận ra giá trị từ thử thách, nỗ lực và ngay cả sự đau đớn, thì chúng ta có thể thấu hiểu góc chiếu theo cách chính xác, sâu sắc và toàn diện.
Quy tắc để diễn giải góc chiếu
Quy tắc mà tôi thích nhất để diễn giải góc chiếu là:
Hành tinh trong dấu hiệu hoàng đạo đại diện cho những mong muốn mãnh liệt đi kèm biểu hiện và nhu cầu cần được đáp ứng cơ bản, nhưng góc chiếu lại tiết lộ hiện trạng của dòng năng lượng và vì thế sẽ cho thấy một người cần nỗ lực như thế nào để thể hiện một mong muốn cụ thể hoặc đáp ứng một nhu cầu cụ thể.
Nói cách khác, một góc chiếu sẽ không thể cho ta biết liệu rằng một người có thể trải nghiệm hay đạt được gì không; nhưng ở mức tương đối, nó sẽ cho ta biết ta cần bao nhiêu nỗ lực để đạt được mục tiêu đặt ra. Đây là cách thức diễn giải rất đáng để ghi nhớ và nghiên cứu sâu. Nếu ta muốn diễn giải góc chiếu một cách chính xác và tinh tế, việc hiểu được nguyên tắc này là rất quan trọng.
Những góc chiếu chính
Sau đây là những hướng dẫn để diễn giải các góc chiếu chính
Trùng tụ – Conjunction – 0o | |
Bất kỳ góc trùng tụ nào trong biểu đồ cũng cần được coi là quan trọng, vì nó chỉ ra sự hợp nhất mãnh liệt và sự tương giao giữa hai nguồn sinh lực. Góc trùng tụ mạnh nhất là góc có một trong số những “hành tinh cá nhân” (Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa) hoặc có Cung mọc. Những góc trùng tụ này luôn thể hiện đặc trưng cho dòng năng lượng cực mạnh cùng biểu hiện cá nhân (thông qua hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo), bên cạnh đó chi phối những điều một người sẽ tập trung vào trong cuộc đời (thông qua cung địa bàn). Từ khóa cho góc trùng tụ là hành động và sự phản chiếu bản thân. | |
Xung – Opposition – 180o | |
Góc xung thường liên quan đến những hành tinh thuộc nguyên tố hài hòa, đồng thời cho biết mức độ quá khích trong năng lượng của con người được biểu hiện bởi cảm giác lạc trôi giữa dòng xu hướng đối nghịch. Đây có thể được coi là thách thức tức thời trong mối quan hệ. Ở đây thường có sự thiếu khách quan khá lớn bởi cá nhân có xu hướng gắn những đặc điểm bản chất của mình với người khác. Thế nên rất khó để phân biệt đặc điểm nào là của bạn và đặc điểm nào là của người khác. Có góc chiếu đối nghịch trong biểu đồ sao thường giống như là bị kéo dãn giữa hai xu hướng trái ngược, thậm chí mâu thuẫn nhau. Các dấu hiệu hoàng đạo trái ngược có thể giống nhau trên nhiều phương diện và có thể bổ sung phụ khuyết cho nhau, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cũng trên nhiều phương diện, chúng hoàn toàn đối nghịch nhau. | |
Vuông góc – Square – 90o | |
Góc vuông thường gồm những hành tinh thuộc nguyên tố không hài hòa. Bất cứ góc vuông gần nào liên quan đến hành tinh cá nhân sẽ biểu trưng cho những thử thách chính trong đời. Góc vuông cho biết năng lượng được phóng thích ở đâu qua một loại hành động nhất định, nhờ thế một cấu trúc mới được hình thành. Rất nhiều chiêm tinh gia viết rằng góc vuông có bản chất giống như sao Thổ: nó thể hiện những điều mà ta phải đối mặt. Một đặc điểm khác của sao Thổ liên quan đến góc vuông là nỗi sợ vì chúng ta thường hay sợ phải đối mặt với tất cả những gì được góc vuông biểu tượng trong biểu đồ sinh của mình. Thử thách về nỗi sợ khiến nguồn năng lượng mà bạn dùng để đối mặt một cách hiệu quả với mọi vấn đề cần xử lý bị giới hạn. | |
Tam hợp – Trine – 120o | |
Góc tam hợp thể hiện dòng chảy suôn sẻ của năng lượng để hình thành nên những biểu hiện cảm xúc. Ta không cần phải xây dựng nên những cấu trúc mới hoặc tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc đời để sử dụng nguồn năng lượng này theo cách sáng tạo nhất. Hành tinh bao gồm góc tam hợp tiết lộ về các chiều hướng trong cuộc đời và về những nguồn năng lượng đặc biệt giao thoa tự nhiên, tuôn cùng một dòng rất hài hòa . (Cần chú ý rằng góc tam hợp thường nằm giữa hai dấu hiệu hoàng đạo có cùng nguyên tố, đây là điều cơ bản để hình thành nên nguồn năng lượng hài hòa.) Tuy nhiên, góc chiếu này cho ta biết về cách sống nhiều hơn là về cách làm; một người sẽ dễ dàng có được những khả năng và tài năng tượng trưng bởi góc chiếu này, vậy nên họ thường không gặp khó khăn khi phải nỗ lực để sử dụng năng lượng sao cho tích cực và hiệu quả. | |
Lục hợp – Sextil – 60o | |
Góc lục hợp dường như là góc chiếu mở ra chân trời mới mẻ: con người mới, ý tưởng mới, thái độ mới; và nó biểu tượng cho tiềm năng tạo ra mối liên kết mới với cả con người lẫn ý tưởng, để rồi cuối cùng dẫn đến việc học tập những điều mới. Góc chiếu này thường bao gồm các dấu hiệu hoàng đạo thuộc nguyên tố hài hòa với nhau, từ đó tạo nên sự tương hợp trong năng lượng. Góc lục hợp cho thấy lĩnh vực cuộc sống mà một người có thể trau dồi không chỉ cách hiểu ở cấp độ mới mà còn trau dồi sự khách quan mức độ lớn hơn khiến ta cảm thấy tự do hơn. Nó chỉ ra một sự hòa hợp tự động, tự nhiên và đôi khi là một kỹ năng nhất định.
|
|
|
Bán lục hợp – 30o – Trung hòa |
Theo truyền thống, đây chỉ được coi là góc phụ, nhưng đôi lúc nó còn đáng chú ý hơn góc trùng tụ, tùy vào hành tinh liên quan và những góc chiếu khác giữa hai hành tinh. Hành tinh trong góc bán lục hợp liên tục tương tác và kiến tạo dựa trên năng lượng của nhau. Góc bán lục hợp thường không sinh ra căng thẳng như góc vuông, và trên thực tế sẽ có hiệu quả nhẹ hơn so với góc ngũ chiếu, nhưng chúng bền bỉ và gần như luôn rõ ràng nếu góc chiếu chặt. | |
Bất đồng vị – Quincunx/Inconjunct – 150o – Trung hòa | |
Góc chiếu này chỉ ra dòng chảy mãnh liệt của năng lượng giữa những chiều hướng trong cuộc đời tượng trưng bởi các hành tinh liên quan, nhưng mỗi cá nhân có thể cảm thấy nguồn năng lượng này mang đến nhiều trải nghiệm vô cùng gò ép và thường xuyên gây khó chịu. Khó có thể nhận biết đồng thời cả hai nguồn năng lượng này, và để làm điều đó, một người phải tự ý được, cũng như nỗ lực cao độ. Ta biết rằng góc ngũ chiếu gồm những dấu hiệu hoàng đạo mà không chỉ không hòa hợp về nguyên tố mà còn khác nhau về hình thái (Ví dụ: Góc ngũ chiếu giữa hai hành tinh của Song Tử và Bò Cạp sẽ bao gồm Khí linh hoạt và Đất tiên phong – trông thì có vẻ chẳng giống nhau tí nào nhưng chúng có tiềm năng mang đến kết hợp tạo nên sự thấu hiểu sâu sắc và những kỹ năng thiết thực.) Nhận diện được cả hai nguồn năng lượng này là điều rất quan trọng bởi vì biểu hiện của các nguyên tố liên quan đều phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, nếu chúng ta không nhận thức được thì một trong số chúng sẽ ngăn cản nguồn năng lượng còn lại và gây ra những vấn đề. Để đối diện với góc chiếu này một cách có hiệu quả thì hãy khéo léo điều chỉnh phương cách tiếp cận các lĩnh vực trong cuộc sống này thay vì áp dụng giải pháp. |
Sự tương tác giữa góc lệch và hành tinh
Dĩ nhiên góc chiếu không đơn thuần là góc hình học. Hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo có trong một góc chiếu miêu tả những nguồn năng lượng đang tương giao trong một con người. Hành tinh ở trong góc chiếu chặt sẽ cho thấy chiều sâu của trải nghiệm mà người đó khó có thể biểu hiện hay cảm nhận khi ở một mình. Chúng luôn luôn ảnh hưởng tới nhau, không quan trọng góc chiếu giữa chúng trong biểu đồ sinh. Trong nhiều trường hợp, khi diễn giải, góc chiếu giữa hai hoặc nhiều hành tinh sẽ không quan trọng bằng sự thật là những nguồn năng lượng luôn luôn tương tác.
Nói cách khác, ví dụ như là góc chiếu gần đúng giữa Mặt Trời và sao Thiên Vương đều có tính chất gần như giống nhau, mặc cho đó là góc chiếu vuông, góc tam hợp, góc ngũ chiếu,góc bán tam hợp. Dĩ nhiên là vẫn sẽ có những điểm khác biệt giữa các góc chiếu như ta đã nói ở phần trước. Tuy vậy, tôi vẫn muốn nhấn mạnh về sự tương tác và giao hòa giữa những nguồn năng lượng của hành tinh trong góc chiếu. Điểm tích cực và tiêu cực của một hành tinh có thể được thể hiện song hành, cũng như được biểu hiện bởi một cá nhân cụ thể, không quan trọng góc chiếu giữa hai hành tinh là gì. Tính chính xác của góc chiếu luôn luôn quan trọng đối với cường độ mà một góc chiếu cụ thể biểu hiện.
Qua nhiều năm, tôi đã tin rằng góc chiếu chính xác nhất thì nên được chú ý nhiều hơn khi diễn giải biểu đồ. Những người mới nhập môn hoặc có kiến thức tầm trung về Chiêm tinh học sẽ được khuyên là, khi xem xét bất kì biểu đồ nào, thì nên nghiên cứu những góc chiếu gần đúng và góc chiếu chính xác ngay từ ban đầu. Theo nhiều sách chiêm tinh, ta có thể cho phép sai số trong 12 độ khi diễn giải góc chiếu. Theo kinh nghiệm của tôi thì khi ta càng biết nhiều về cái nào mang lại hiệu quả trong nghiên cứu chiêm tinh thì sai số sẽ càng nhỏ.
Tôi phải khẳng định rằng góc lệch 8 độ hoặc 9 độ cho hầu hết góc chiếu là không thể chấp nhận được bởi vì góc lệch này sẽ chẳng mang lại hiệu quả lớn! Có nghĩa là không hề có chút tác động mạnh mẽ nào giữa những nguồn năng lượng khi tương tác.Trong trường hợp góc chiếu của Mặt Trời, Mặt Trăng và Cung mọc thì tôi sẽ cho phép sai số hơn 7 độ và đối với những góc chiếu khác sai số 6 độ thôi là rất lớn rồi. Tôi muốn khuyên học sinh mới nhập môn nên tập trung vào góc chiếu không quá 5 độ lệch khi bước đầu vào nghiên cứu.
Đối với việc đánh giá bất kỳ góc chiếu nào trong biểu đồ sinh, chúng ta cần phải xem xét không chỉ là bản chất những hành tinh liên quan mà còn phải xem liệu rằng mỗi hành tinh có ở trong dấu hiệu hoàng đạo tương thích với nó không – dấu hiệu hoàng đạo mà qua đó hành tinh có thể tự do biểu đạt bản chất cốt yếu. Chỉ cần vị trí của dấu hiệu hoàng đạo ở một hành tinh thôi mà đã biểu hiện bản chất của sự mâu thuẫn thì ngay cả góc chiếu hài hoà cũng sẽ không thực sự hài hòa. Còn nếu vị trí của một hành tinh mang lại sự dễ dàng và hòa hợp thì cả góc chiếu thử thách chặt cũng sẽ không biểu hiện thử thách quá khắc nghiệt như vẻ ngoài của nó.
Nhìn chung thì mỗi góc chiếu cụ thể trong bất kỳ biểu đồ nào cũng đều hoàn toàn riêng biệt bởi vì nó sẽ đan dệt nên cấu trúc của biểu đồ cũng như hình thành cấu trúc của đời người theo cách rất phức tạp. Như vậy, mỗi người nên học các nguyên tắc cơ bản để việc diễn giải góc chiếu được diễn ra chính xác, nhưng xét cho cùng thì ta cần phải có vốn kinh nghiệm rộng mở để có thể hiểu được sự phức tạp của việc diễn giải những yếu tố cốt yếu trong biểu đồ sinh cá nhân trên thực tế.
Hướng dẫn về sự tương giao và hòa hợp giữa các hành tinh
Cần lưu ý rằng góc chiếu giữa ba hành tinh sau cùng, dù là khi xét dưới góc độ bản chất của chúng hoặc là khi tách biệt chúng với yếu tố chính yếu khác trong biểu đồ, thì cũng không được xem là yếu tố quan trọng khi diễn giải. Sao Thiên Vương, sao Hải Vương, và sao Diêm Vương mang ý nghĩa liên đới toàn thể và sẽ làm rõ một vài khía cạnh tâm lý học cho cả một thế hệ, vì chúng ở trong một dấu hiệu hoàng đạo nhiều năm. Đáng buồn là học sinh trong lĩnh vực chiêm tinh học rất thất vọng khi sau vài lần tìm hiểu thì biết được những người sinh trong cùng quãng thời gian gồm vài năm thì đều có góc chiếu trong biểu đồ sinh giống mình, ví dụ như góc chiếu vuông giữa sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Đây là một ví dụ nữa để cho thấy rằng bất kỳ ai nhập môn chiêm tinh học đều cần phải chú ý vào những yếu tố cốt lõi, cũng như học cách phân biệt điều căn bản chính yếu với vô số những điều thứ yếu trong biểu đồ sinh.
Tuy nhiên, nếu một người có góc chiếu trùng tụ giữa Sao Hải Vương và sao Thổ, đồng thời cả hai hành tinh này đều có góc chiếu vuông với Mặt Trời, thì toàn bộ cấu hình bởi sự giao thoa nguồn năng lượng từ Mặt Trời, sao Thổ và Sao Hải Vương đều cần phải được chú ý.
Trong quyển sách này, nhằm giữ được sự tập trung cho những đặc điểm căn bản và đáng tin trong biểu đồ, tôi sẽ chỉ cung cấp hướng dẫn cho những góc chiếu thực sự chính yếu, cũng như luôn luôn quan trọng với mọi người – đó là những góc chiếu bao gồm năm hành tinh cá nhân, sao Mộc, sao Thổ và Cung mọc. Như đề cập ở trên thì những góc chiếu khác không quan trọng lắm xét theo mức cá thể trừ khi chúng gắn với với vị trí, cấu trúc và chủ tố chính trong biểu đồ.
Phần này sẽ cung cấp hướng dẫn tổng quan để diễn giải góc chiếu, dựa trên nguyên tắc của hành tinh liên quan. Dần dần, chúng ta sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và học được cách hòa hợp những dòng năng lượng này sao cho chính xác hơn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta có thể hiểu rõ, sâu và nhanh hơn thông qua đối thoại trực tiếp thay vì chỉ học từ sách hay từ những bài viết mang tính suy đoán về người mà chúng ta chưa có cơ hội gặp gỡ. Ở một phần khác của cuốn sách này, những từ khóa sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu căn bản và kích thích suy nghĩ độc lập để áp dụng những nguyên tắc vào từng trường hợp thực tế của mỗi người. Đây là một lý do (cùng với thiên hướng đánh giá góc chiếu quá rập khuôn theo kiểu xấu hay tốt) giải thích tại sao sự tương giao với các hành tinh (hoặc hòa hợp giữa nguồn năng lượng của chúng) không chỉ dựa theo sự phân biệt chung chung giữa góc chiếu thử thách và góc chiếu hài hòa. Quan trọng nhất là phải hiểu được những cặp hành tinh tương tác với nhau như thế nào, và cũng không thể phủ nhận rằng biểu hiện tiêu cực của sự tương tác cụ thể sẽ thường thấy giữa hai hành tinh thuộc góc chiếu hài hòa. Tương tự, ta không thể phủ nhận nhiều người có hành tinh trong góc chiếu thử thách thường thể hiện rất nhiều đặc điểm tích cực mà những quan điểm truyền thống máy móc khiến người đọc tin rằng chúng chỉ có thể thấy ở các hành tinh có quan hệ hài hòa hoặc suôn sẻ.
Trong hướng dẫn dưới đây, chắc chắn tôi sẽ đề cập đến những điểm khác nhau thường thấy trong sự tương giao giữa các cặp hành tinh cụ thể, nhưng tôi làm vậy chính là vì tôi cảm thấy sự so sánh này thuyết phục. Tôi cũng sẽ đề cập đến một vài lời bình đặc biệt hữu dụng có thể giúp bạn đọc tổng kết lại ý nghĩa chung của một góc chiếu cụ thể hoặc là một nhóm góc chiếu cụ thể. Tôi thấy những lời bình này rất hữu ích khi dạy về chiêm tinh học. Tôi cũng phải thừa nhận những bài giảng của Frances Sakoian rất bổ ích khi tôi học cách phân biệt sự khác nhau giữa các loại góc chiếu.
Các bài giảng này đã có khoảng từ 20 năm trước rồi nhưng mà tôi vẫn tìm thấy rất nhiều ghi chú và số ghi chú của tôi chép lại điều cô ấy nói, một vài cụm từ liệt kê trong phần tiếp theo đây có thể là trích dẫn trực tiếp từ bài giảng của cô ấy. Kinh nghiệm quan sát và ghi chú riêng của tôi có lẽ đã đan xen lẫn lộn với những trích dẫn từ cô và rất nhiều chiêm tinh gia khác vậy nên vô cùng khó để có thể dẫn nguồn cụ thể, phù hợp tất cả những ý tưởng tôi học từ người khác.
Chương 8 sách Chart Interpretation Handbook: Guidelines for Understanding the Essentials of the Birth Char